Đặc tính, công dụng của Liễu thực

Liễu thực

LIỄU THỰC

(Vị thuốc trung phẩm trong Thần nông bản thảo kinh)

Liễu thực

Giải thích tên gọi Liễu thực

Liễu thực là phần quả của cây thủy liễu thuộc họ liễu, còn được gọi là liễu tử, thủy liễu tử. Người ta thường thu hái quả chín vào mùa thu, bỏ các tạp chất, phơi khô trong bóng râm bảo quản dùng làm thuốc.

Đặc tính của liễu thực

Liễu thực vị cay, tính ôn. Chủ yếu có công dụng giúp sáng mắt, ôn bổ trung khí; tăng cường khả năng chống lạnh; đồng thời còn có thể thông lợi thủy đạo; tiêu trừ phù thũng trên mặt, mụn nhọt, phù thũng, ghẻ lở. Liễu thực còn có công dụng tiêu trừ các loại ký sinh trùng trong đường ruột và giúp cho thân thể nhẹ nhõm.

Liễu thực tính ôn nhưng lại có tính phát tán, có thể tán hàn, hoạt huyết, thuận khí, có công dụng khử phong, hóa đàm, tiêu ứ, trừ thấp, khứ trệ, Trong Bản kinh cho rằng, nó có thể: “Ôn trung, chống phong hàn”, chính là nói tới công dụng này. Ngày nay, người ta lại dùng liễu thực để chữa các chứng đau vùng bụng do trung tiêu hư hàn gây nên, tứ chi lạnh buốt cho thấy hiệu quả rõ rệt. Vì liễu thực có công dụng hoạt huyết, điều huyết mạch, hành khí huyết, cho nên nó có thể giúp “sáng mắt” và chữa “phù thũng trên mặt, ngứa ngáy, mụn nhọt”, “tiêu trừ ký sinh trùng gây bệnh trong đường ruột”. Ngày nay, dùng liễu thực để chữa trị bệnh tật trở nên phổ biến. Trong lâm sàng cũng chứng minh được hiểu quả chữa trị rõ rệt của liễu thực. Nhưng công hiệu giúp “sáng mắt” là nhờ tác dụng khiến kinh mạch lưu thông, tinh huyết thượng xung. Ở khía cạnh này tính ứng dụng còn hạn chế, cần phải tìm hiểu thêm. Ngoài ra, thân và lá liễu thực sau khi giã bôi ngoài có thể chữa được vết thương do rắn cắn; vắt lấy nước uống, có thể ngăn chặn nọc độc vào trong bụng gây nên chứng tức ngực; đun lên lấy nước uống có hiệu quả khá tốt trong việc trị bệnh khí ở chân, sưng đau gây ra lở loét.

Liễu thực ngoài công dụng làm thuốc còn có thể dùng làm thực phẩm hằng ngày. Lý Thời Trân từng nói: người xưa trồng liễu thực làm rau, lấy giống làm thuốc. Trong Lễ ký có ghi: khi người xưa hầm gà, lợn, cá, ba ba đều nhồi liễu thực vào bụng các con này. Khi chế biến canh thịt, cá cũng phải thái liễu thực cho vào. Trong bữa ăn thời sau không còn dùng liễu thực, cũng không trồng loại thảo dược này nữa. Khi làm cái rượu, người ta mới dùng nước của nó.

Nghiên cứu hiện đại cho thấy, liễu thực chứa nhiều thành phần hữu hiệu, có công dụng cầm máu, được dùng nhiều trong chữa xuất huyết tử cung, trĩ xuất huyết và xuất huyết ở các bộ phận khác. Nó còn có tác dụng giảm đau, hạ huyết áp. Nhưng liễu thực có thể gây kích ứng da, cần đặc biệt thận trọng khi sử dụng.

Khái quát công dụng của Liễu thực

– Có thể tán hàn, hoạt huyết, thuận khí, có công dụng khử phong, hóa đàm, tiêu ứ, trừ thấp, khứ trệ.

– Giúp sáng mắt.

– Có công dụng cầm máu, đồng thời còn có thể giảm đau hạ huyết áp, tuy nhiên lại có thể gây kích ứng da.

– Có công dụng hoạt huyết, điều huyết mạch, hành khí huyết, giúp sáng mắt, trị phù thũng, ngứa ngáy mụn nhọt, đồng thời có thể tiêu trừ các loại ký sinh trùng trong đường ruột.

– Chữa các chứng đau vùng bụng do trung tiêu hư hàn, tứ chi lạnh buốt.

Phương thuốc trị liệu của Liễu thực (tham khảo)

Trị hoắc loạn, phiền khát: liễu thực 31g, hương nhu 62g. Mỗi lần lấy 6g, cho nước vào nấu lên uống.

Trị lạnh bụng, kiết lỵ ở trẻ nhỏ: lá liễu thực giã lấy nước uống.

Trị huyết khí công tim, gây đau dữ dội: rễ liễu thực nghiền nhỏ, ngâm với rượu rồi uống.

Trị chốc đầu ở trẻ nhỏ: liễu thực giã nhỏ, trộn với mật trắng, lòng trắng trứng bôi lên.

Trị mù mắt hay mắt không nhìn rõ mọi vật: gan dê (bỏ màng, thái lát mỏng, sấy khô, nghiền nhỏ) 1 lá, quyết minh tử 9g, liễu tử (rang khô đến khi có mùi thơm) 1.2g. Hỗn hợp trên nghiền nhỏ cho vào lọc qua, mỗi lần lấy 1g uống với cháo sau khi ăn, có thể tăng dần đến 3g, ngày dùng 2 lần.

Nguồn: Thần Nông bản thảo kinh

[]

ĐẶT SẢN PHẨM NGAY

Số lượng

One thought on “Đặc tính, công dụng của Liễu thực

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0969771256