Đặc tính, công dụng của Đào hạch nhân

Đào hạnh nhân

ĐÀO HẠNH NHÂN

(Vị thuốc trung phẩm trong Thần nông bản thảo kinh)

Đào hạnh nhân

Giải thích tên gọi đào hạch nhân

Đào hạch nhân chỉ hạt được sấy khô của quả đào hoặc sơn đào thuộc họ tường vi. Cây lớn, lá nhỏ, quả có hạt, cho nên được gọi là đào nhân, sơn đào nhân. Đào vốn chỉ trồng ở vùng Tây Bắc, Trung Quốc, được xem là một vùng cây cối cổ xưa nhất. Nhưng hiện nay, khắp các vùng Trung Quốc đều trồng loại cây này, chất lượng và chủng loại sản phẩm cũng đa dạng và phong phú hơn. Đào nhân được chia thành 2 loại: một là loại còn nguyên vỏ và đầu nhọn, hai là đã bóc vỏ và bỏ đầu nhọn.

Đặc tính của đào hạch nhân

Đào hạch nhân vị đắng, tính bình. Chủ trị tiêu tán máu tụ, trị chứng bế kinh ở phụ nữ, trong bụng có khối u, có thể tiêu trừ tà khí, sát trùng.

Đào hạch nhân vị đắng, nên có thể giúp bài tiết tốt, quy về tâm, can kinh nên có thể hành huyết, do vậy có tác dụng hoạt huyết tiêu ứ. Như trong Bản kinh đã nói nó có thể trị những chỗ máu tụ, bế kinh, là một loại thuốc thường được dùng để thông kinh, lưu hành khí huyết. Trong lâm sàng thường được dùng để thông kinh, tiêu những khối sưng tụ máu trong bụng, sản phụ sinh xong thấy đau bụng, các vết thương do kim loại và nhiều loại chứng tích tụ máu khác. Đào hạch nhân còn có tác dụng bổ hư, điều hòa khí. Do thành phần chất béo chiếm tới 45% nên nó có thể nhuận táo, hoạt tràng, có hiệu quả tốt đối với chứng táo bón do âm hư huyết táo gây nên. Khí huyết được vận hành tự nhiên tà khí sẽ biến mất, cùng với đó là các chứng nghịch khí gây ho, những khối u cứng phần ngực cũng sẽ tự nhiên được tiêu trừ. Bản kinh có đề cập đến tiêu tan tà khí chính là chỉ công dụng này. Về công dụng diệt trùng, những nơi có máu tụ sau khi được tiêu tán khiến cho trùng độc sẽ không có chỗ để ký sinh. Trong lâm sàng cận đại, nó được dùng để thu hút các loại trùng gây bệnh xơ gan, âm đạo có trùng, ngứa ngáy phần ngoài âm đạo… Thực tiễn chứng minh, đào hạch nhân có công hiệu thần kỳ trong việc tiêu diệt các loại trùng.

Y học hiện đại đã nghiên cứu và chứng minh, đào hạch nhân chứa dầu lipid amygdalin, men emulsin, cholin, tinh dầu có thể hỗ trợ quá trình co tử cung của phụ nữ sau sinh, đồng thời còn có tác dụng kháng máu đông và máu kém lưu thông, hỗ trợ lưu hành các dòng máu bị cản trở, còn có tác dụng hạ huyết áp. Thành phần chất béo có trong nó đều có tác dụng hoãn giải.

Tuy nhiên, trong đào hạch nhân có men khổ hạnh nhân, enzim, acid sau khi phân giải sẽ sản sinh một loại vật chất cực độc là acid xianhidric, chỉ cần sử dụng lượng 0.05g sẽ dẫn đến tử vong. Do vậy, liều lượng đạo hạnh nhân dùng cần được khống chế, thường chỉ là 6-10g. Ngoài ra, đào hạnh nhân dùng quá liều lượng sẽ dẫn đến ra máu không ngừng nên những người có máu tích tụ không thích hợp dùng. Vì có tác dụng nhuận táo, hoạt tràng nên những người đại tiện phân lỏng khi dùng nên thận trọng.

Rất nhiều bộ phận của cây đào đều có thể được dùng làm thuốc. Ví dụ: hoa đào có thể hoạt huyết, lợi tiểu, thông tiện, thường dùng để điều trị các chứng như máu tụ, phù thũng tiêu chảy. Hoa đào còn có công hiệu nổi bật về cải thiện dung nhan, giúp cho sắc mặt tươi trẻ, hồng hào. Đào có tác dụng tiêu trừ phiền não, ngừng tiết mồ hôi, dưỡng vị sinh tân. Trong đó, giải trừ phiền não là hiệu quả kỳ diệu nhất, có thể trị các bệnh thần chí không bình thường như nghe và nhìn thấy ảo giác. Trong Bản kinh có đề cập đến “bách quỷ tinh vật” (là vật thanh trừ bách quỷ). Công hiệu chủ yếu của lông đào là tán ứ tiêu sưng, giải trừ các vết thương ác tính, phát sốt, sợ lạnh, tà khí tích tụ thành bệnh và không mang thai. Sâu đào là loại thuốc dùng để tẩm bổ giúp cơ thể tăng cường sức lực.

Khái quát công dụng Đào hạch nhân

– Hỗ trợ quá trình co tử cung của phụ nữ sau sinh, đồng thời, có tác dụng kháng máu động và máu kém lưu thông, lưu hành các dòng máu bị cản trở, hạ huyết áp.

– Có công dụng diệt trùng, thu hút các loại trùng gây bệnh, gan xơ cứng và âm đạo có trùng, ngứa phần ngoài âm đạo.

– Có tác dụng nhuận táo, hoạt tràng.

– Giúp thông kinh nguyệt, giải trừ những khối sưng tích tụ trong bụng, phụ nữ sau sinh đau phần bụng, những vết thương do kim loại…

Phương thuốc trị liệu của Đào hạch nhân (tham khảo)

Trị bán thân bất toại: lấy đào nhân 2700 hạt, bỏ đầu nhọn và nhân, ngâm trong 13l rượu ngon, 21 ngày sau lấy ra phơi, nghiền nhỏ nặn thành dạng viên, mỗi lần dùng rượu uống 20 viên.

Trị ho, tức ngực: lấy đào nhân 93g, bỏ vỏ, thêm 1l nước nghiền lấy nước cốt, nấu cùng gạo nếp thành dạng cháo dùng.

Trị phổi kết hạch: đào nhân 50 quả, nghiền thành bột, thêm 4l nước, sau khi dùng ngậm thì ra.

Trị băng huyết: lấy đào hạch nhân, sao tồn tính, nghiền nhỏ. Mỗi lần dùng rượu uống 1 thìa, ngày 3 lần.

Trị đại tiện khó khăn: lấy vỏ đào nhân 93g, thù du 62g, muối ăn 31g, cùng sao lên, bỏ thù du, muối ăn, chỉ lấy vài hạt đào nhân để nhai.

Trị đau răng: lấy đào nhân sao đến khi có khói, để lên phần răng đau cắn thật chặt, làm như vậy 5-6 lần sẽ khỏi.

Trị bế kinh, buồn bực: Đào nhân tán: đào hạch nhân (sấy), hồng hoa, đương quy, xuyên ngưu tất, mỗi loại để riêng. Các vị thuốc trên nghiền nhỏ, mỗi lần dùng rượu ấm uống 9g trước bữa ăn.

Nguồn: Thần Nông bản thảo kinh

[]

ĐẶT SẢN PHẨM NGAY

Số lượng

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0969771256