Đặc tính, công dụng của Tần tiêu

Tần tiêu

TẦN TIÊU

(Vị thuốc trung phẩm trong Thần nông bản thảo kinh)

Tần tiêu

Giải thích tên gọi Tần tiêu

Tần tiêu hay gọi là hoa tiêu là quả phơi hay sấy khô của cây hoa tiêu. Người xưa cho rằng, nó bắt nguồn từ thời Tần nên gọi là tần tiêu. Hiện nay, phân thành xuyên tiêu, tiêu cúc, tần tiêu có hương thơm nồng là một trong những gia vị được người xưa khuyên dùng.

Đặc tính của Tần tiêu

Tần tiêu vị đắng, tính ôn. Có thể tiêu trừ phong tà, ôn bổ trung khí, đẩy lùi các trạng thái tê lạnh, làm chắc răng, giúp dung nhan tươi trẻ, tăng cường thị lực. Dùng trong thời gian dài giúp thân thể nhẹ nhàng, sắc mặt tươi trẻ, thông đạt tinh thần, đẩy lùi quá trình lão hóa.

Tần tiêu vị cay, hương thơm ngào ngạt, sắc đỏ nên có thể đi vào máu, có tác dụng ôn kinh tán hàn, dưỡng huyết, thông lợi các huyết mạch, điều hòa ngũ tạng. Nhưng trong Bản kinh có đề cập đến, tần tiêu có thể ôn bổ trung khí, tiêu trừ tà khí, từ đó điều trị các chứng đau, tê do hàn thấp gây nên. Sau khi tà khí được giải trừ, hiện tượng tê đau sẽ biến mất, ngũ tạng thông lợi, các mạch máu tự nhiên sẽ được vận hành, lưu thông, thực hiện được mục tiêu “làm chắc răng, tóc, giúp sáng mắt”, “thân thể nhẹ nhàng, sắc mặt tươi trẻ, đẩy lùi quá trình lão hóa, tăng cường sinh lực”…

Tần tiêu không những ôn trung tán hàn mà còn có tác dụng giảm đau đột xuất, do vậy có thể trị các triệu chứng tỳ vị hư hàn, tim và bụng lạnh đau, thúc nôn hạ lợi. Như trong Kim quỹ chiến lược có đề cập đến tần tiêu phối hợp sử dụng với gừng, đảng sâm, đường mạch nha được coi là một phương thuốc hiệu quả để trị chứng tỳ, vị hư hàn. Phương thuốc khác: khi bụng lạnh đau có thể lấy tần tiêu sao nóng, dùng vải bọc lại chườm bên ngoài, có công hiệu giảm đau hiệu quả. Khi đau răng dùng bông quấn lại thêm dầu tần tiêu chấm vào chỗ đau, triệu chứng đau sẽ nhanh chóng thuyên giảm. Ở thời cận đại, tần tiêu còn được dùng để hạn chế chảy sữa đối với phụ nữ sau khi sinh đạt được công hiệu rõ rệt.

Tần tiêu có tác dụng sát trùng, trị các loại giun gây đau bụng như giun kim, giun đũa. Trong lâm sàng hiện đại, người ta còn dùng tần tiêu nghiền nhỏ cho vào trong một cái túi, mỗi ngày uống 5g có thể ức chế liên cầu khuẩn dung huyết. Sau khi dùng thuốc sẽ tăng cảm giác thèm ăn, cái thiện tình trạng của gan tỳ, có thể trị bệnh về đường ruột do giun kim, giun đũa gây nên. Ngoài ra, tần tiêu còn dùng để điều trị các chứng ngứa ngáy, trị các vết mụn nhọt, bệnh eczema, đầu hói, ngứa ngoài âm đạo ở phụ nữ.

Khái quát công dụng của Tần tiêu

– Có tác dụng ôn kinh, tán hàn, dưỡng huyết, thông lợi các huyết mạch, điều hòa ngũ tạng.

– Ôn bổ trung khí, tiêu trừ tà khí, trị các chứng tê do hàn thấp gây ra.

– Trị tỳ vị hư hàn, tim và bụng lạnh, đau, thúc nôn hạ lợi.

– Trị cac vết mụn nhọt, eczema, ngứa ngáy, đầu hói, chứng ngứa ngáy âm đạo ở phụ nữ.

– Tác dụng sát trùng, trị các loại trùng, trị các loại giun gây đau bụng như giun kim, giun đũa.

Phương thuốc trị liệu của Tần tiêu (tham khảo)

Trị ăn ít, tiểu nhiều: tần tiêu, qua đế, mỗi loại 0.6g. Các vị thuốc trên nghiền nhỏ dùng với nước, 1 ngày 3 lần.

Trị lòng bàn chân, tay sưng: tần tiêu và muối nghiền nhỏ, cho giấm vào trộn đều, bôi lên chỗ đau.

Trị miệng vết thương lâu ngày không khỏi: tần tiêu không bỏ những hạt không mở miệng, rửa sạch, nấu thành cháo, dùng khi bụng đói. Người bị bệnh nặng có thể dùng nhiều lần đến khi bệnh thuyên giảm.

Trị đau răng: dùng tần tiêu nấu với giấm để súc miệng.

Trị ngứa ngáy: xuyên tiêu, hạnh nhân, nghiền nhỏ, trộn thành dạng cao, quết vào lòng bàn tay, sau đó bôi vào chỗ ngứa.

Nguồn: Thần Nông bản thảo kinh

[]

ĐẶT SẢN PHẨM NGAY

Số lượng

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0969771256