Đặc tính, công dụng của Ve sầu

Ve sầu

VE SẦU

(Vị thuốc trung phẩm trong Thần nông bản thảo kinh)

Ve sầu

Giải thích tên gọi ve sầu

Ve sầu trong y học cổ truyền gọi là trách thiền cũng còn gọi là thu thiền, tri liễu, là loài côn trùng thuộc họ ve. Khi thành trùng thì phần lớn chúng sống ở trên cây liễu, cây dương, táo, lê, đào, hạnh hoặc là những cây lá rộng.

Đặc tính của ve sầu

Ve sầu vị mặn, tính hàn. Chủ trị chứng bệnh động kinh ở trẻ nhỏ, nửa đêm khóc cười không yên, bệnh điên và các chứng bệnh phát sốt, sợ lạnh.

Ve sầu quy về can kinh, vì tính hàn nên có thể thanh nhiệt. Khi vào gan có thể khơi thông khí trong gan, do đó có thể làm mát gan, trị các chứng bệnh ho về đêm ở trẻ nhỏ, nửa đêm khóc cười không yên. có đề cập đến việc điều trị “dạ đề” chính là ý này. Ngoài ra, nó còn có thể quy về phế kinh, tiêu trừ tà nhiệt tích tụ trên da, nên có thể điều trị các chứng bệnh phong hàn. Bản thảo cương mục có ghi chép: Có thể điều trị các chứng kinh hãi, chứng khó sinh ở phụ nữ, nhau thai khó ra, có thể dùng để trụy thai, trừ trùng gây bệnh cam, trị các triệu chứng nhiệt, trị những tiếng kêu phát ra trong ruột”. Lý Thời Trân đã nói: “Ve sầu có thể trị chứng khó sinh”, kích thích ra nhau thai, chính là công dụng này.

Khái quát công dụng của Ve sầu

– Trị chứng ho nửa đêm ở trẻ nhỏ, nửa đêm khóc cười không yên.

– Có thể trừ trùng gây bệnh cam, trị các triệu chứng nhiệt, những tiếng kêu phát ra trong ruột.

– Trị các chứng kinh hãi, chứng khó sinh ở phụ nữ, nhau thai khó ra, ngoài ra còn có thể dùng để trụy thai.

Phương thuốc trị liệu của ve sầu (tham khảo)

Trị chứng kinh hãi

Ve sầu (bỏ cánh, chân, nướng qua), xích thược dược 0,9g, hoàng cầm 0,6g. Các vị thuốc trên cho thêm 480ml nước nấu còn 240ml nước, dùng khi ấm.

Trị vết thương hở

Ve sầu 1 con, địa phu tử (sao qua) 2,5g, xạ hương lượng vừa phải. Các vị thuốc trên nghiền nhỏ, uống 6g với rượu.

Trị đau đầu

Lấy 2 con ve sầu còn sống đem nghiền, cho thêm nhũ hương, đan sa, mỗi loại 15g, nặn thành viên dạng to nhỏ. Mỗi ngày dùng 1 viên, tùy theo tình trạng đầu đau ở bên nào thì cho vào mũi bên đó. Lấy nước vàng chảy ra làm căn cứ hiệu quả trị liệu.

Trị chứng kinh hãi ở trẻ nhỏ

Ve sầu (bỏ cánh, chân, sao qua). Phục thần, mạch môn đông (bỏ nhân, sao lên) mỗi loại 15,6g; long xỉ (nghiền nhỏ), nhân sâm (bỏ đầu), câu đằng, mỗi loại 0,9g. Ngưu hoàng 6g (nghiền nhỏ), da rắn lột (3,3cm sao lên), hạnh nhân 0,6g (ngâm nước, bỏ vỏ, sao vàng). Các vị thuốc trên nghiền nhỏ, mỗi lần dùng nước giếng uống 1,5g. Có thế căn cứ theo độ tuổi của trẻ nhỏ và tình trạng cơ thế mà tăng giảm liều lượng.

Trị mắt co giật ở trẻ nhỏ, mạch đập nhanh

Ve sầu (sao qua), ngưu hoàng (nghiền nhỏ), hùng hoàng (nghiền nhỏ), mỗi loại 0,3g, bò cạp khô 7 con (dùng sống). Các vị thuốc trên nghiền nhỏ, dùng canh bạc hà uống 0,3g, tùy thuộc vào độ tuổi trẻ nhỏ mà có thể tăng giảm liều lượng.

Nguồn: Thần Nông Bản Thảo Kinh

[]

ĐẶT SẢN PHẨM NGAY

Số lượng

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0912192311