– Nấu chín thức ăn: Thức ăn sống rất dễ bị nhiễm khuẩn gây bệnh, cho nên cần nấu chín thức ăn để tiêu diệt hết các vi khuẩn gây bệnh đó.
– Không tích trức thức ăn chín lâu ngày: Nên cho trẻ ăn thức ăn tươi. Cho trẻ ăn thức ngay sau khi thức ăn nguội/ Nếu giữ thức ăn từ bữa trước đến bữa sau thì phải đun kỹ thì mới cho trẻ ăn tiếp. Nên để thức ăn trong tủ lạnh. Không nên để thức ăn quá 3 giờ rồi mới cho trẻ ăn (đối với thức ăn đã đung lại) và đâu là cách chữa bé biếng ăn hiệu quả
– Không để thức ăn sống gần với thức ăn chín: Thức ăn nấu chín sẽ bị nhiễm khuẩn khi tiếp xúc với thức ăn sống (do thái chung thớt, dao , tay cầm thức ăn sống rồi lại cầm thức ăn chín).
– Rửa sạch tay và đồ dùng đựng, chế biến thực phẩm sống. Nếu thức ăn sống để gần thức ăn chính cần phải được nấu chín lại.
– Rau quả phải được rửa sạch: Rau quả phải được rửa bằng nước sạch. Nếu rau dùng để ăn sống thì phải rửa thật kỹ, ngâm nước muối loãng . Với quả, thì phải gọt vỏ, cần tránh để ruồi nhặng đậu vào.
– Dùng nguồn nước sạch: Nước phải lấy từ nguồn nước sạch để rửa thức ăn và rau quả.
– Nơi để thức ăn và dụng cụ chưa thức thức ăn phải sạch sẽ: Vì thức ăn rơi vãi, bỏ đi tạo điều kiện cho vi khuẩn và côn trùng phát triển. Cho nên, cần luôn làm sạch nơi chuaarn bị và chế biến thức ăn.
– Rửa tay sạch trước khi chuẩn bị bữa ăn sau khi làm bếp xong, phải rửa tay thật sạch.
– Dùng thìa, bát riêng cho thức ăn lỏng của trẻ. Thìa, bát, đĩa… các đồ dùng đựng.
– Không để côn trùng hoặc các loài vật khác xâm nhập: Không để các loài vật như chó, mèo, lợn, gà… lại gần nơi chuẩn bị và nấu thức ăn. Phải dậy kín thức ăn chưa dùng đến để giữ vệ sinh, tránh gián, ruồi, chuột…
– Để thực phẩm ở nơi an toàn: Chú ý cất giữ thực phẩm ở xa và cách biệt các chất độc hai (hóa chất, thuốc trừ sâu…)
Lưu ý: Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. Hãy tham khảo thêm ý kiến của y, bác sĩ hoặc người có chuyên môn.