Bệnh sởi có thể gây biếng ăn cho trẻ tương đối nghiêm trọng

Bệnh sởi là gì?

Bệnh sởi là một loại bệnh nổi mẩn cấp tính thường thấy trong thời kỳ trẻ em, nó là bệnh toàn thân lấy qua đường hô hấp cấp tính do virus sởi gây ra, hơn nữa tính truyền nhiễm rất mạnh. Người chưa từng bị sởi hoặc chưa tiêm vacxin dù trẻ em hay người lớn khi nhiễm loại virus này gần như đều khó tránh khỏi bị sởi. Về lâm sàng bệnh có đặc trưng chủ yếu là sốt, lên sởi, viêm đường hô hấp, ban niêm mạc sởi…

Sởi là một loại bệnh toàn thân, virus sau khi xâm nhập từ đường hô hấp sẽ thông qua bệnh virus huyết gây ra bệnh ở các hệ thống toàn thân bao gồm triệu chứng catarrh vùng mí mắt, chảy nước mắt, chảy nước mũi, sung huyết kèm chất phân tiết ở kết mạc mắt, sưng tấy họng, ban keshi niêm mạc. Trên cơ sở chứng viêm đường hô hấp trên tiến thêm một bước gây ra viêm khí quản, viêm phổi ngoài ra còn bội nhiễm viêm họng, khi đó thường bị ho như tre vỡ, trường hợp nghiêm trọng thì bị thở gấp, thở khò khè, hô hấp khó khăn và chứng “ba lõm”, khi đó thường cần phải mổ khí quản để cứu sinh mạng. Trường hợp viêm phổi do sởi nghiêm trọng thì bị xanh tím, thiếu oxy, đôi khi bội nhiễm, tâm lực suy kiệt.

Xem thêm:

>>> Chữa ho cho trẻ theo phương pháp dân gian

>>> Các biện pháp phòng ngừa ho cho trẻ

bệnh thủy đậu

Triệu chứng hệ tiêu hóa cũng rất nổi bật, có thể bị các triệu chứng buồn nôn, nôn mửa, đau bụng, tiêu chảy, giảm sự thèm ăn… dó đó triệu chứng toàn thân thường biểu hiện suy sụp. Ở viêm não do sởi, hệ thần kinh của bệnh nhi có thể biểu hiện là tinh thần ủ rũ, thèm ngủ, nghiêm trọng thì thậm chí bị co giật, hôn mê, mất ý thức…

Sởi nặng hay nhẹ có thể khác nhau tùy vào mức độ nghiêm trọng mà tạng khí bị liên lụy, trong đó thường thấy nhất là triệu chứng hệ thần kinh và hệ tiêu hóa. Do sốt cao, triệu chứng trúng độc nặng, sự thèm ăn không mạnh nên có thể khiến tình trạng dinh dưỡng của trẻ suy giảm nhanh chóng, bị thiếu nhiều loại vitamin và trở ngại dinh dưỡng nghiêm trọng, đặc biệt là thiếu vitamin A và vitamin nhóm B gây ra chứng viêm giác mạc, đục giác mạc thậm chí bị mềm hóa giác mạc, cuối cùng bj thủng, trường hợp dẫn đến mù lòa trước đây rất thường thấy. Ngoài ra, trẻ bị sởi đồng thời bị ức chế hệ thống miễn dịch  nên thường bị nhiễm vi khuẩn và virus đặc biệt là lao phổi… thậm chí có thể gây ra lao dạng hạt thóc và viêm màng não tính lao, do đó khi trẻ bị sởi không những bệnh tình nặng mà còn có thể nguy hiểm đến tính mạng. Hơn nữa, sau khi bị sởi cũng có thể gây ra trở ngại dinh dưỡng do biếng ăn nghiêm trọng trong thời gian bị sởi, cũng cần phải có một thời gian tương đối dài mới có thể phục hồi được.

Lưu ý: Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. Hãy tham khảo thêm ý kiến của y, bác sĩ hoặc người có chuyên môn.

[]

ĐẶT SẢN PHẨM NGAY

Số lượng

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0969771256