Nhu cầu về chất dinh dưỡng không được thỏa mãn, cơ thể sẽ phát sinh các bệnh do thiếu dinh dưỡng. Trẻ bị suy dinh dưỡng, thể lực và trí lực đều kém phát triển. Cân nặng và chiều cao kém so với trẻ phát triển bình thường. Các chức năng của các bộ phận trong cơ thể bị rối loạn. Vì vậy gây ra rất nhiều bệnh.
Bệnh suy dinh dưỡng do thiếu protêin là bệnh phổ biến, biểu hiện của bệnh xuất hiện từ từ, nó bắt đầu từ khi trẻ chậm lớn cho đến khi có biểu hiện rõ rằng là suy dinh dưỡng
Xem thêm:
>> Vì sao bé biếng ăn hay bị nôn trớ
Bệnh suy dinh dưỡng do thiếu protêin được phân chia thành nhiều loại
– Loại vừa (còn gọi là suy dinh dưỡng độ 1)
– Loại nặng (suy dinh dưỡng độ 2)
– Loại rất nặng (suy dinh dưỡng độ 3)
* Suy dinh dưỡng độ 1 (loại vừa)
Về cân nặng thì trẻ không đạt mức cân nặng trung bình, cân nặng kém 20 -30% so với trẻ bình thường.
Suy dinh dưỡng độ 1 rất khó phát hiện sớm vì chưa ảnh hưởng lớn đến sức khỏe. Trẻ vẫn ăn uống bình thường nhưng ít dần. Nếu kéo dài, cơ thể sẽ thường xuyên bị thiếu năng lượng mặc dù vẫn đủ các chất dinh dưỡng khác. Vì vậy, các bà mẹ phải luôn chú ý theo dõi đến sức khỏe của con mình để kịp thời khắc phục và đâu là cách chữa bé biếng ăn hiệu quả nhất ?
* Suy dinh dưỡng độ 2 (loại nặng)
Cân nặng ít hơn so với trẻ bình thường 30 – 40%. Lúc này cơ thể trẻ rất yếu và dễ mắc một số bệnh khác. Trẻ cần được chữa trị kịp thời để phục hồi sức khỏe nhanh chóng
* Suy dinh dưỡng độ 3 (loại rất nặng)
Cân nặng của trẻ giảm đi rất nhiều khoảng 40 – 50% so với trẻ bình thường. Biểu hiện rõ nét: Trẻ gầy đét chỉ còn da bọc xương, mặt hốc hác, bụng lép xẹp, cơ teo nhẽo. Hoặc cơ thể trẻ phù nề, bụng chướng, gan to, lở loét, ngoài da. Trẻ em bị suy dinh dưỡng độ 3 thường nawmgf co quắp, vận động khó khăn, có khi không đứng không ngồi đực, da rất xanh xao, mắt khô, tóc dễ rụng và khô, hay bị tiêu chảy hoặc đi phân sống…
Do mức độ nguy hiểm như vậy nên trẻ em mắc bệnh ở mức độ này cần có chế độ chăm sóc và chữa trị đặc biệt, nếu không sẽ để lại di chứng suốt đời hoặc tử vong.
Lưu ý: Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. Hãy tham khảo thêm ý kiến của y, bác sĩ hoặc người có chuyên môn.