Hệ tiêu hóa của trẻ
Cấu tạo và chức năng của các hệ thống, các cơ quan trọng thời kỳ trẻ em đều không đủ hoàn thiện và kiện toàn như ở người lớn, hệ tiêu hóa đương nhiên cũng không là ngoại lệ. Đặc điểm của nó có thể khái quát bằng mấy câu “phát triển chưa đủ kiện toàn, chịu tải về dinh dưỡng quá nặng, điều tiết thần kinh không ổn định, rối loạn chức năng hay thường thấy”.
Xem thêm:
>>> Tại sao trẻ em dễ bị chứng biếng ăn
Hệ tiêu hóa do đường tiêu hóa, tuyến tiêu hóa và hệ nội tiết thần kinh điều tiết, chi phối chúng tạo thành. Chủ yếu thực hiện ba nhiệm vụ lớn là tiêu hóa thức ăn, hấp thu dinh dưỡng và bài tiết ngoài ra còn có chức năng miễn dịch, chức năng tạo vitamin và hormone nội tiết… Không bàn đến vấn đề dị dạng bẩm sinh và bệnh tật thường thấy ở đường tiêu hóa thời kỳ trẻ em, chỉ nói về cấu tạo và chức năng bình thường cũng là một quá trình phát triển từng bước từ không kiện toàn đến kiện toàn, từ không hoàn thiện đến hoàn thiện. Đường tiêu hóa bắt đầu từ môi khoang miệng, kết thúc ở hậu môn cuối trực tràng, cơ quan ở các vị trí lần lượt do tuyến tiêu hóa tiết dịch tiêu hóa, men tham gia vào sự tiêu hóa thức ăn như sự phân tiết nước bọt, dịch vị, dịch ruột… hoàn thành các chức năng kể trên dưới sự điều tiết của thần kinh và nội tiết. Còn về khoang miệng, trẻ em từ sơ sinh đến lúc sáu tháng tuổi, khi đó thường chưa mọc răng, chưa ăn được thức ăn rắn, chủ yếu là húp thức ăn lỏng và thức ăn nửa lỏng để đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng.
Trẻ sơ sinh lúc mới sinh ra, miệng và đệm mỡ trong khoang miệng phát triển rất tốt thích hợp với việc bú mút nên khi đó chủ yếu là bú sữa mẹ hoặc sữa bò.
Bốn tháng sau mới dần tăng thêm bánh sữa và thức ăn nửa lỏng không bã dạng bột như lòng đỏ trứng, cháo cá, cháo gan, cháo rau…
Sáu tháng sau bắt đầu mọc răng sữa thường đến khi hai tuổi sẽ mọc đủ răng làm cho trẻ bước đầu có khả năng nhai nhưng trong vòng bốn tuổi cơ nhai chưa phát triển tốt, chức năng của tuyến nước bọt trong khoang miệng kém, men amylase chưa đủ phân tiết… chức năng tiêu hóa của khoang miệng vẫn chưa kiện toàn.
Do đó, khi cho con ăn cần dựa vào nhu cầu dinh dưỡng đối với sự tăng trưởng đồng thời kết hợp với đặc điểm chức năng tiêu hóa trong mỗi giai đoạn tuổi dần dần tăng lượng thức ăn phụ và chuyển sang thức ăn chính. Bất kỳ hành vi nóng vội nào cũng phải thích hợp nếu không rất dễ xuất hiện các triệu chứng rối loạn chức năng tiêu hóa: nôn, tiêu chảy, giảm thèm ăn… các ca bệnh trẻ em 7 – 8 tháng tuổi do mẹ hoặc bà cho ăn một miếng thịt nhỏ khiến trẻ bị nôn, tiêu chảy nghiêm trọng, gây ra ngộ độc acid mất nước suýt dẫn đến tử vong rất thường thấy.
Trường hợp trẻ em 2 – 3 tuổi không chịu ăn rau, không chịu ăn thịt là do cơ nhai của trẻ chưa phát triển hoàn thiện. Do đó bé biếng ăn, bé trốn ăn, bé kén ăn cũng một phần là do người nhà không biết đến đặc điểm chức năng tiêu hóa của khoang miệng gây ra, không phải là biếng ăn, tránh ăn và kén ăn thực sự nếu các mẹ chú ý thái nhỏ, bằm nát rau và thịt sẽ không xảy ra như vậy.
Lưu ý: Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. Hãy tham khảo thêm ý kiến của y, bác sĩ hoặc người có chuyên môn.