8 nguyên nhân khiến bé biếng ăn

Bé biếng ăn là tình trạng thường gặp ở trẻ, cứ nhìn thấy chén bột, chén cháo hay chén cơm là chạy mất, bịt miệng không chịu ăn hay ngậm, không chịu nuốt. Sau đây là 8 nguyên nhân bé biếng ăn thường gặp:

1. Bé biếng ăn vì đang bị bệnh

Do hậu quả của bệnh, bé gặp khó khăn trong ăn uống: khó nuốt, nuốt đau, nuốt sặc, ho, trào ngược, ói, tiêu chảy.

Do vậy, mẹ không nên nôn nóng, mà hãy cho bé ăn từng chút một, có thể giảm một chút khẩu phần ăn đi cũng không sao, khi bé khoẻ hẳn trở lại, mẹ “tẩm bổ” cho bé cũng chưa muộn.

Xem thêm:

>> Làm sao để bé hết biếng ăn

>> Vì sao bé biếng ăn lại hay bị nôn trớ

trẻ biếng ăn

2. Bé quá kén chọn thức ăn

Bé không ăn một vài thức ăn đặc biệt. Việc kén chọn này có thể trở thành nỗi lo lắng thực sự nếu bé bị ép ăn các thức ăn này. Trẻ có thể không thích hoặc không muốn ăn một món nào đó. Khi gặp những tình huống như vậy, người lớn hãy tránh thúc ép con ăn. Thay vào đó, hãy từ từ giúp bé thay đổi thói quen.

Để khắc phục tình trạng trên hãy cho bé thưởng thức tất cả những loại thức ăn mà các trẻ em khác đều ăn được (trừ một vài trường hợp đặc biệt).

Hãy khuyến khích con thử một món ăn nào đó và cùng ngồi ăn với con, bé sẽ cố gắng thử và loại bỏ suy nghĩ “Mình không ăn món này”.

Việc để trẻ tự chọn món ăn cho bản thân hoặc lựa chọn thực đơn cho bữa ăn cũng là cách khuyến khích trẻ ăn một cách tự giác hơn. Điều này sẽ tăng thêm cảm giác ngon miệng cho trẻ mà người lớn không cần phải bực mình vì vấn đề cho con ăn.

3. Bé bị những cơn đau bụng khi ăn

Thường xảy ra trên bé khoẻ mạnh dưới 1 tuổi. Bé khóc không thể dỗ được và làm gián đoạn bữa ăn.

4. Bé suy nhược, không hứng thú với chuyện ăn

Bé biếng ăn và có khuynh hướng muốn thu hẹp cảm xúc hoặc trầm cảm. Bé ít nói và ít giao tiếp.

5. Trẻ hay ăn đồ ăn vặt và ăn không đúng bữa

Ăn các loại bánh, kẹo, nước ngọt trước bữa ăn sẽ làm tăng đường huyết và gây cảm giác “no giả tạo”, nhưng thực chất là trẻ vẫn đói và vẫn bị thiếu dinh dưỡng. Do vậy, chỉ cho trẻ ăn, uống đồ ngọt sau bữa ăn với số lượng hạn chế. Nên cho trẻ ăn đúng giờ mỗi ngày.

6. Bé sợ ăn

Bé biểu lộ sự sợ hãi khi biết sắp phải ăn. Bé có thể khóc khi thấy thức ăn hoặc bình sữa, hoặc không chịu ăn bằng cách khóc, ưỡn người, hoặc ngậm chặt miệng. Với trường hợp này, cha mẹ hãy “cứng rắn” hơn trong mỗi bữa ăn của bé, bé khóc rất có thể bị sặc thức ăn đó. Nếu một lần “ăn vạ” được, bé sẽ tái diễn lại tình trạng này, bạn hãy “ngăn chặn” ngay.

7. Bé quá hiếu động, ham chơi quên ăn

Bé rất năng động, hiếm khi thể hiện là đói; hay bé muốn ăn thì chỉ ăn một hai miếng rồi thôi.

Bé thích chơi hoặc giao tiếp với người khác nhiều hơn ăn. Bé dễ bị phân tâm khi ăn. Cha mẹ phải nhanh chóng tìm ra biện pháp hữu hiệu để “khống chế” bé hiếu động trong mỗi bữa ăn.

8. Bé bình thường, nhưng bị nghi là biếng ăn

Phụ huynh cho là bé ăn ít nhưng thực ra là phù hợp với kích thước và nhu cầu dinh dưỡng của bé.

Bé nhỏ con do cha mẹ cũng nhỏ con, nhưng bé đã đạt được mức tăng trưởng phù hợp với vóc dáng của bé.

Đây là một “nhầm lẫn” rất hay xảy ra đối với một số các bà mẹ, bạn không nên so sánh: sao con mình nhỏ hơn con cô bạn đồng nghiệp (hàng xóm) trong khi cũng độ tuổi? hãy xem lại gene nhà mình nữa nhé.

Lưu ý: Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. Hãy tham khảo thêm ý kiến của y, bác sĩ hoặc người có chuyên môn.

[]

ĐẶT SẢN PHẨM NGAY

Số lượng

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0969771256