Viêm dạ dày cấp tính ở trẻ nhỏ
Những năm gần đây tỷ lệ trẻ em bị viêm dạ dày tăng lên rõ rệt dù là viêm dạ dày cấp tính hay viêm dạ dày mạn tính. Tỷ lệ mắc bệnh không những đang tăng cao mà còn thường kèm theo triệu chứng biếng ăn cần phải chú ý.
Viêm dạ dày cấp tính ở trẻ em là thường thấy nhất đa số do ăn uống không hợp lý bạo ăn bạo uống đói vô độ hoặc ăn nhiều thực phẩm rán dầu, thức ăn sống hay thói quen ăn uống không tốt gây nên, cũng có thể do không chú ý vệ sinh ăn uống dẫn đến nhiễm trùng đường tiêu hóa hoặc nhân tố kích thích do thuốc gây nên.
Xem thêm:
>>> Tìm hiểu về hệ tiêu hóa của trẻ
Cơ vách dạ dày của trẻ mỏng niêm mạc yếu, mạch máu nhiều, sức căng cơ kém động lực không đủ, tác dụng rào cản của niêm mạc kém, lại thêm acid gastric và pepsin không đủ, sự điều tiết nội tiết thần kinh kém… đều là những nhân tố nội tại dễ gây ra viêm dạ dày cấp tính.
Khi trẻ bị viêm dạ dày cấp tính, ngoài triệu chứng biếng ăn rõ rệt ra thường kèm theo buồn nôn, nôn mửa, bụng trên căng đầy, đau… Triệu chứng biếng ăn khi đó thường có thể biểu hiện rất nghiêm trọng ăn cái gì là nôn cái đâý, uống nước nôn ra nước, thậm chí một giọt nước cũng không uống đến nỗi bị mất nước rõ rệt và rối loạn chất điện giải. Nhưng đa số nếu cấm ăn bổ sung chất dịch chống viêm và trị liệu bằng thuốc trợ giúp tiêu hóa thích hợp đồng thời phối hợp với các biện pháp điều chỉnh ăn uống, ăn ít nhưng ăn thành nhiều bữa, ăn các thức ăn dễ tiêu… đại đa số có thể khỏi rất nhanh. Nếu kích thích thuốc gây nên thì đa số sau khi ngưng thuốc phối hợp với uống thuốc bảo vệ niêm mạc dạ dày cũng có thể phục hồi rất nhanh chóng. Trường hợp ăn uống quá độ tiêu hóa không tốt hoặc động lực dạ dày không đủ có thể dùng thêm thuốc tăng cường động lực dạ dày như Madinglin. Nhưng do chứng viêm nhiễm trùng gây nên thì thường sự nhu động quá mức bình thường đồng thời có triệu chứng co giật dạ dày, khi đó không được dùng madinglin mà nên sử dụng 645 – 2 để làm hết co giật và đau. Nếu xử lý không kịp thời hoặc không hợp lý thì viêm dạ dày cấp tính cũng có thể tái phát đồng thời có khuynh hướng mạn tính hóa, triệu chứng biếng ăn cũng có thể tiến thêm một bước phát triển thành chứng biếng ăn ở trẻ em.
Lưu ý: Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. Hãy tham khảo thêm ý kiến của y, bác sĩ hoặc người có chuyên môn.